Sunday, January 4, 2015

Bài Chia Sẽ Của Anh Trần Xuân Thời

Bài Chia Sẽ Của Anh Trần Xuân Thời:


Chia sẻ về Nhóm Thân hữu

“Ba Ngôi thể hiện cho nhóm và
Ba Ngôi nhưng là một Chúa thể hiện cho sự hiệp nhất.”

1.     Ngoài đời nhóm là nơi thông tin và giải trí. Đối với Cursillista hội nhóm còn có ý nghĩa thiêng liêng, là cơ hội làm việc tông đồ, sống đời sống Kitô hữu đích thực. Là nơi gặp gở chính mình, gặp gở Thiên Chúa và gặp gở tha nhân. Do đó, chúng ta phải có lòng trông chờ, ước mong hội ngộ, như những người bạn thân tình “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề”. Sự mong chờ hội ngộ đó thể hiện tình bằng hữu keo sơn. Chân tình là căn bẳn của nhóm và không  để bất cứ một ý nghĩ, môt hành vi naò ‘bất thường” xảy ra trong nhóm.


2.     Thánh Phao Lồ, bổn mạng của Phong trào, đã phân biệt cho chúng ta biết nguồn gốc của hành vi lương thiện, nhân ái do “Tình yêu” thúc đẩy, và ngược lại là những hành vi bất nhân do “ Tội lỗi “ thúc đẩy.

3.     Thánh Giacôbê cũng nhắc lại “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường”. Ngài nói tiếp: “Thưa anh em, anh em đừng nói xấu nhau. Ai nói xấu và xét đoán anh em mình là xét đoán Lề Luật.  Nếu anh em xét đoán Lề Luật thì anh em không còn là kẻ vâng giữ mà là kẻ xét đoán Lề Luật. Chỉ có đấng ra Lế Luật và xét xử, đó là Đấng có quyền cứu thoát và tiêu diệt. Còn anh em là ai mà xét đoán người thân cận?”

4.      Mỗi ngườì trong chúng ta cũng nên tự xét  mình: Mình là ai mà đi xét đoán người khác?  Thánh Phao đã nhắc nhở “Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đềù tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến”. Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật.” Chúng ta quý mến nhau vì tấm chân tình, đến với nhau để chia sẻ những kinh nghiệm về sống đạo, chứ không bao giờ đến để kiếm chuyện.

5.     Là Kitô hữu sống đời sống đạo đích thực nghĩa là biết sống đời sống kết hợp với Chúa và với các Kitô hữu khác đế tạo nên nhóm cốt lỏi: Nhóm cốt lỏi là xương sống của Giáo hội để (1) chu toàn ơn gọi nên thánh, (2) tham gia sinh hoạt cộng đồng và (3) truyền bá Phúc âm. Mỗi Cursillista phải đối diện với chính mình, trực diện với Thiên Chúa, chạm trán với cộng đồng và thế giới (FI. 454) vì thế mỗi Cursillista phải biết hiến thân,  chu toàn những cam kết trần thế  của mình để đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa.

6.     Bản chất chính yếu của Giáo hội là một cộng đồng kết hợp toàn thể các giáo dân.  Không ai có thể được gọi là thành viên của Giáo hội mà không thật sự nối kết với những anh chị em Kitô hữu khác. Căn bản nẩy không bắt nguồn từ con người mà từ trong lòng Giáo hội, từ một Thiên Chúa với Ba Ngôi và từ sự hiệp thông cùng các Thánh (Vertebration 150-151). Ba Ngôi thể hiện cho nhóm và Ba Ngôi nhưng một Chúa thể hiện cho sự hợp nhất.

7.     Nhóm là một Giáo hội thu hẹp: Nơi các thành viên kết tình thân hữu, tâm đầu ý hiệp, tương trợ, thành thực, tôn trọng lẫn nhau. Đến với nhau một cách nhiệt tình để, chia sẽ tâm tình sùng đạo, học đạo và hành đạo, cụ thể hoá đức Ái.

8.     Hội nhóm là cách thức Giáo hội sinh hoạt từ thuở sơ khai, nói khác đi là bản chất của Kitô giáo. Các Thánh Tông đồ đã lập thành nhóm nhỏ để đi rao giảng tin mừng cứu độ của Chuá cho muôn dân thiên hạ. Nhóm là cơ hội cho chúng ta kết bạn, cũng cố, đào sâu, nuôi dưởng tình bạn, là hình thức sống chung sâu xa nhất của tình bằng hữu. Tình bằng hữu tràn đầy ơn sủng là phương cách tốt nhất nhờ đó chúng ta chia sẽ cảm nghiệm sống đạo, kiến thức về Thánh kinh, và kinh nghiệm tông đồ. Sinh hoạt nhóm giúp chúng ta phong phú hoá đời sống tinh thần, tự thánh hóa bản thân.

9.     Hội nhóm cổ võ cách sống đời sống Kitô hữu đích thực trong tình thân với mọi ngươì, bao gồm  việc lập kế hoạch và thực hiện các công tác tông đồ” (FI 128) với các đức tính cần thiết như chân thực: Tình thương và tương trợ là đặc tính của Kitô giáo. Thiếu thành thực thì không có niềm tin, tình bạn không thể phát trỉển được, sinh ra giả hình, khủng hoảng, chán nản và tan rã.

10.                        Nơi nào có sự hiện diện của một cộng đồng Kitô hữu nhân bản thực sự thì nơi đó có sự hiệp thông tiến triển giữa các thành phần, sẵn sàng chia sẻ của cải thiêng liêng và vật chất cho nhau. Thánh Phao Lồ dạy rằng “ Hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy anh chị em chu toàn luật của Chúa Kitô”.

11.                        Trong nhóm, người Cursillista có thể tím thấy cách sống như một Kitô hữu đích thực mà họ được mời gọi để thực thi.  Nhóm thân hữu được tự thành lập, liên tục sinh hoạt, là nguồn mạch, là hạt nhân của những cộng đồng Kitô hữu tràn đầy nhiệt tâm tông đồ.  Không ai có quyền chọn bạn cho chúng ta, không ai có thể ngăn cản chúng ta kết thân với người này hay ép buộc chúng ta phải đến với người kia. Nhóm được kết thành bởi những Cursillista tự do lựa chọn đến với nhau vì thích hợp chớ không vì bị cưỡng ép.

12.                        Những ngươì nhận thức được rằng “Một Kitô hữu cô độc là một Kitô hữu tê liệt”, sẽ đi tìm người tâm đầu ý hiệp để kết chặt thân tình, kết hợp thành nhóm thân hữu với tinh thần sống đạo trọn vẹn, nhớ lời cam kết khi được chịu phép Rửa tội: Giáo hội như một Nhiệm thể” (1 Corinto 12:27). Giáo dân, nhờ phép Rửa tội, có sự hiệp nhất trong sứ vụ mặc dù có nhiều thành phần như tu sĩ, linh mục, giáo dân…nhưng tất cả đều sẵn lòng cởi mở để chia sẻ với nhau.

13.                        Kitô hữu không được sống cô lập mà phải mà phải sống trong cộng đồng dân Chúa. Được như vậy thì nhóm Thân hữu mới có thể sinh hoạt hữu ích và lâu daì vớí lòng ước muốn sống chung với nhau trong tình thân hữu của Thiên Chúa vì “Ở đâu có hai hay ba người tụ họp vì danh Ta, nơi đó có Ta ở giữa họ”.

14.                        Tóm lại nhóm thân hữu đích thực là những hội nhóm trong đó cursillista biết thực hiện 3 tiến trình chia sẻ căn bản:

(1) Chia sẻ đời sống thiêng liêng; (Sùng đạo). (2) Chia sẻ sự tiến triển trong sự hiểu biết về Chúa Kitô; (Học đạo) và (3) Chia sẻ những nỗ lực đưa đạo Chúa vào  các cơ cấu Xã hội” (Hành đạo) ( FI 496).


Trần Xuân Thời 

No comments:

Post a Comment