Cursillista và Giáo Xứ
Trong bài Rollo “ Giáo hữu là Giáo
hội” có bàn đến thế nào là giáo hữu.
Giáo hữu không phài là người có
thái độ tôn sùng giáo sĩ hơn bình thường (Clerical/ priestly wannables) và cũng
không phải là ngươì không xem trọng các linh mục chỉ vì họ là linh mục
(anti-clerical/ clerophobes). Tìm hiểu mối tương liên giữa cursillista và giáo
xứ cũng là nhiệm vu chung của chúng ta.
1-Chúa Giêsu là vị Linh mục Tiên
Khởi, là người “Trung gian giữa Thiên Chúa và nhân lọai - One mediator between
God and men” (1Tim 2:5) Chúa đã truyền chức Linh mục cho các Thánh Tông đồ.
Các vị Linh mục, Giám mục qua các thời đại trong Giáo hội tiếp nối sứ mênh mà
Chúa Giêsu đã uỷ thác hay Tông Truyền:
“Ai nghe anh em là nghe Thầy; và ai
khước từ anh em là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ đấng đã sai
Thầy… Thầy ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bọ cạp và mọi thế lực
kẻ thù, mà chẵng làm hại gì được anh em - He who hears you, hears me; and he who
rejects you, rejects me; and he who rejects me, rejects him who sent me…Behold,
I have given you power to tread upon serpents and scorpions and over all the
might of the enemy; and nothing shall hurt you” (Luca 10:16, 19)
“ Anh em hãy nhận lấy Thánh
Thần. Anh em tha tội cho ai,
thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ - Receive the
Holy Spirit; whose sins you shall forgive, they are forgiven them; and whose
sins you shall retain, they are retained” (John 20:23)
2- Người Cursillista đích thực cần
am tường và thăng tiến sự liên hệ thiêng liêng và mật thiết giữa môi trường Giáo
xứ và công tác tông đồ của Phong Trào vì:
(1) “Giáo Xứ là Gia đình của Chúa,
một cộng đồng đầy tình huynh đệ chỉ có một linh hồn hay nói một cách khác, giáo
xứ là một cộng đồng Thánh Thể, có năng cách cử hành bí tích Thánh
Thể, một cộng đồng Đức Tin.
(2) Đức Giaó Hoàng Phao
Lồ VI đã tuyên bố với hàng giáo phẫm ở Roma: “Ta tin tưởng cơ cấu cổ kính của
giáo xứ là cộng đồng tiên khởi của dân Chúa. Chính giáo xứ đã khai sinh đời sống
phục vụ và tập hợp dân Chúa. Giáo xứ có bổn phận bảo tồn và nung nấu đức tin.
Giáo xứ còn là trường dạy dỗ giáo lý cứu rỗi của Chúa Kitô. Giáo xứ là nơi tích
cực thực thi các công tác bác ái huynh đệ”
(3) “Giáo xứ là giếng nước của thôn
xóm để mọi người đến
giải khát. Giáo dân là nguồn mạch làm cho giáo xứ càng ngày càng thêm phong phú.
Mỗi giáo dân là một hữu thể cá biệt không thể thay thế được.
Mỗi giáo dân có sở trường, sở đoản, có nhiều khả năng về nhiều khía cạnh khác
nhau. Với tinh thần xây dựng và cởi mở, chúng ta có thể giải quyết thõa đáng mọi
nhu cầu chính đáng của giaó dân. “
(4) “Giáo dân phải tôn kính, giúp
đở và nâng đở vị chủ chăn trong tình nghĩa phụ tử của mình. (Christifideles
Laci), Vị chủ chăn là nguyên lý hiển hiện và là nền móng của sự hợp
nhất. Chúa phán “Ta trao cho ngươi chìa khóa nước trời. Những gì ngươi ràng buộc
dưới đất, trên trời cũng ràng buộc. Những gì ngươi tha dưới trần thế, trên trời
cũng sẽ tha -And I give you the keys of the kingdom of heaven; and whatever you
shall bind on earth shall be bound in heaven, and whatever you shall loose on
earth shall be loosed in heaven”( Mt 16:19)
(5) ĐGH Phao Lồ VI tuyên bố “Để xây
dựng chắc chắn ngôi nhà chung, chúng ta phải khước từ óc chia rẻ, phe phái.
Ngược lại, chúng ta phải tôn trọng và sẵn sàng cộng tác với nhau bằng một tâm
hồn nhẫn nại, sáng suốt và sẵn sàng hy sinh”
3- Ngoài môi trường giáo xứ, ngươì
tín hữu còn phải dấn thân vào các môi trường xã hội ngoài giáo xứ với nổ lực
“Làm cho ý định cứu độ của Thiên Chúa ngày càng lan rộng đến tất cả mọi người,
mọi nơi và mọi thời đại”( Hiến Chế Lumen Gentium).
Hai sứ mệnh chính yếu
của Giáo hội, cũng là sứ mệnh của mỗi Kitô hữu:
(1)Thánh hóa nhân loại bằng cách
đào tạo cho con người một lương tâm Công giáo đích thực để họ có thể đem tinh
thần Phúc Âm thấm nhuần mọi môi trường cũng như mọi lãnh vực của đời
sống.
(2) Canh tân trật tự thế giới. Thế
giới càng sống xa tinh thần Phúc Âm thì càng hổn loạn. Kitô hữu có sứ mệnh canh
tân trật tự hoàn vũ hầu cải thiện đời sống của nhân thế trong tình mến Chúa yêu
ngươì.
“Giáo hội không thể tránh né sứ mệnh thường trực của
mình là đem Phúc Âm đến cho hằng trăm triệu người cả nam lẫn nữ chưa nhận biết
Chúa, đấng cứu rỗi con người.” Công đồng Vatican II đã khuyến khích Kitô hữu
nên chu toàn công tác trần thế một cách nhiệt tình, trung tín và vâng theo tinh
thần Phúc Âm. Sứ mệnh của Kitô hữu được Thiên Chúa uỷ thác là rao truyền Phúc
Âm, thánh hoá nhân loại và đào luyện cho con người có một lương tâm Công giáo
đích thực để họ có thể đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần mọi người, mọi nơi và
mọi thời đại. “Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Phúc Âm” (1Cor.9:16).
4- Tông đồ là nhiệm vụ chính
(primary apostolate) của Cursillista. Sứ mệnh nầy không thể thành công nếu
không được quý vị Linh mục cai quản các giáo xứ hổ trợ. Các môi trường phúc âm chính
của Cursillista, trong thực tế, là gia đình, nơi làm việc, khu vực sinh sống,
giáo xứ và giáo phận. Người cursillista không đủ khả năng và phương tiện
để đi hành đạo tại
những nơi xa lạ như các đấng thừa sai.
Sở dĩ có sự hướng dẫn là Phong
trào Cursillo sinh hoạt trong phạm vi giaó phận, vì phong trào được hình thành
bởi Cursillista từ nhiều giáo Xứ. Tuy là một phong trào của giáo dân, nhưng
Phong trào được đặt để sinh hoat dưới quyền quản hạt của vị giám mục hay
Tổng Giám Mục điạ phương.
Giaó phận hay Tổng Giaó phận được hình thành bởi nhiều giáo xứ và giaó hữu trong
giáo phận là thành viên của các giáo xứ trong địa phận. Do đó nói rằng
cursillista không liên hệ gì đến giáo xứ là phủ nhận bản gốc của mình vì
cursillista phải là giáo hữu thành viện của một giáo xứ theo giáo luật và hành
đạo theo phương pháp Cursillo. Trên lý thuyêt Cursillista được đào luyện không
phải đễ phục vụ giáo xứ như thành viên các đoàn thể Công giáo Tiến Hành. Trong
thực tế, một số Cursillista, vì là thành viên của giáo xứ phài có bổn phận với
giaó xứ. Ngoài giờ sinh hoạt chính yếu trong Phong trào Cursillo, còn tham gia
công tác mục vụ trong các giáo xứ, đúng với đường lồi của Phong trào “ quy về
môi trường cũ để hoạt
động”
Ngoài ra, các sinh hoạt hôi nhóm,
Ultreya, tùy ngôn ngữ, thường được tổ chức tại các môi trường giáo xứ liên hệ
thích hợp. Phần vì trước khi trở thành người lãnh đạo Cursillo trong các môi
trường, các Cursillista đã là “người lãnh đạo của giaó hội trong các giáo xứ”.
Phần khác, những ràng buộc nhân sinh về văn hoá, ngôn ngữ, tập quán … cũng thuận
lợi cho sự giao tế, phát triển tình bằng hữu, (friendship) một yếu tố thiết yếu
trong công tác Phúc Âm hóa môi trường.
5. Tuy vậy, cũng có trường hợp
Cursillista không am tường sự liện hệ mật thiết giữa Giáo xứ và Phong trào
Cursillo, hoặc bị ám ảnh bởi câu “ Phong trào Cursillo không thuộc Giáo Xứ” đã
tỏ thái độ “bất xứng” với quý vị Linh mục cai quản giáo xứ, măc dù Phong trào
Cursillo tại đa số các Giáo phận hay Tổng Giáo Phận thường có chính sách
phối hợp với giáo xứ để tổ chức các Khóa Cursillo tại các giáo xứ, mời các vi
Linh Mục, các tu sĩ nam, nữ , giáo dân đang sinh hoạt tại các giáo xứ tham gia
các khoá học để trở thành cursillista và linh hướng cho Phong trào.
Sự kiện “ bất kính” nầy có thể gây
nên một sư ngộ nhận giữa Hội đồng Giáo Xứ, giáo dân trong giáo xứ và phong
trào Cursillo. Các hành vi thái quá nầy chẵng những đi ngược lại chủ trương của
Phong trào mà còn phương haị đến uy tín của Phong trào Cursillo. Một khi Phong
trào mất uy tín trước giáo hữu trong giáo xứ điạ phương, thì làm thế nào Phong
trào tìm ra ứng viên để gởi đi tham dự khóa, làm sao để
bành trướng sinh hoạt, hay chu toàn sứ mệnh thiêng liêng như sùng đạo, học đạo
và hành đạo…
Qua tiến trình hình thành và phát
triển của Phong trào từ thập niên 1940, các trở ngại về nhân sự nêu trên cũng đã
xảy ra từ khi Phong traò Cursillo mới được hình thành. Vì thế, Giám Mục Juan
Hervas (1960) đã viết
“ Mục tiêu của Phong trào Cursillo
là canh tân Cộng đồng Dân Chúa. Muốn vậy, nên lọại bỏ những ai không đủ khả năng
trí tuệ vì chính những phản ứng tâm lý qua thái độ bất bình thường khiến cho họ
chẵng những không giúp ích gì cho sự phát triển Vương Quốc Chúa mà còn có thể
gây tác hại hơn nữa là ngăn trở những cursillista khác hoàn thành sứ mệnh của
mình, như một cung đàn lạc điệu, chói tai trong phong traò sống động Cursillo -
Christian renewal of society is the objective of the movement. It is better to
disregard the one who is not capable, since, through a very characteristic
psychological reaction, he/she will generally neither do anything worthwhile for
the spreading of the Kingdom of God or what is worse, may even keep others from
doing it, remaining always like a sour and discordant note in a generous and
revitalizing movement”.
Gần dây, trong khoá CDC Anh ngữ tại
Wichita, Kansas, tháng 2/2014 trong giờ hội thảo, một khoá sinh, y sĩ hưu trí,
đã nêu lên trường hợp anh ta, vì “dức bác aí chân chính”, đã gơỉ một
cursullista đi khám bệnh tâm thần vì thường có thaí độ “ gây rối” trong các
phiên họp nhóm và Ultreya. Cững có trường hợp, có người vì viện lý do “bác áí
giả hiệu” để dung dưởng những phần tử phá rối sinh hoat của phong trào hoăc dung
dưởng các cursillista có hành vi lạm dụng “ đặc sủng” đã khiến cho một phong có
trên 150 cursillista chán nản và ngưng sinh họat. !.
“Công bằng đi trước bác ái đến
sau”. Chúa là người công chính, thương yêu mọi ngươì, nhưng Chúa không dung
dưởng tội phạm vì tội phạm là hành vi của Satan..
Sợ mất lòng người khác nên không
dám nói lên sự thực để xây dựng Phong trào là hành vi thiếu bác ái vì “ Biết mà
không nói là bất nhân”. Sợ Satan hay sợ tha nhân thì không còn sợ Chúa. Không
còn sợ Chúa thì không thể làm chứng nhân cho Chúa để thực sự xây dựng Phong
trào, đoàn thể, giáo hội.
6- Không phải ai cũng sáng suốt,
phân biệt được phải, trái, lành, dữ nên trong Tông Thư “ Il Fermo Proposito” gởi
cho hàng giáo phẩm Ý Đại Lợi, ngày 11 tháng 6, năm 1905, ĐGH Pio X đã nhấn mạnh
về vai trò của hàng giáo sĩ nhằm giáo huấn và hướng dẫn hoạt động của các đoàn
thể theo đường hướng
của Giáo hội dựa trên căn bản Kinh Thánh :
“ Duty to teach, to point out the
correct way to follow, to propose the means to be used”: “Ai nghe anh em là
nghe Thầy và ai khước từ anh em là khước từ Thầy - He who hears you, hears me.
He who rejects you, rejects me” (Luke 10:16).
“Anh em có làm gì, nói gì thì hãy
làm, hãy nói nhân danh Chúa Giêsu và nhờ người mà cảm tạ Đức Chúa
Cha - Whatever you do in word
or in work, do all in the name of the Lord Jesus, giving thanks to God the
Father through him” (Colossians 3:17)
Vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn
tại, và quy hướng về Người. Xin tôn vinh Thiên Chúa đến muôn đời amen - For
from Him and through Him and unto Him are all things. To Him be the glory
forever, amen “ (Rom 11:36)
“Đừng làm chỉ vì ghanh tỵ hay vì
hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người
đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh
em với nhau, hãy có những tâm tình như chính Đức Giêsu Kitô – Do nothing out of
contentiousness or out of vain-glory, but in humility let each one regard the
others as his superiors , each one looking not to his own interests but to
those of others” ( Philippians 2:3-5).
7- Cũng có khi vì quan niệm sai về
tinh thần bác ái, một số cursillista thiếu can đảm, thường tự bịt tai, che mắt
trước những hành vi bất thường xảy ra trong Phong traò, nhưng nếu các phần tữ
“tự cao, tự đại, tự mãn” cứ lạm dụng tinh thần bác aí của các thành viên khác,
vẫn tiếp tục gây phiền nhiễu đến sinh họat chung thì cấp lãnh đạo Phong trào
cần phải có thái độ thích ứng để thực thi sứ mệnh của Phong trào. Vì thế mà
sách Cẩm Nang Lãnh Đạo khuyên nên chọn những cursillista sáng suốt, hiểu biết
sách lược của Phong traò, những cursillsta can đảm không sợ mất chức vaò Ban
Điếu hành của các Phong trào.
Thiên Chúa là tình yêu, là bác
ái,(Charity/Agape) nhưng Ngài cũng đã giáng xuống nhiều hình phạt như phạt Tổ Tông của
nhân loại ra khỏi vườn Điạ đàng, đốt thành Sodom, tạo nạn đaị hồng thuỷ, hoặc
xua đuổi các lái buôn làm ô uế Đền Thánh và các hình phạt khác…
Thiên Chúa thưởng, phạt công minh
mỗi người tùy theo viêc họ làm. “God judges impartially according to one’s
works “(Rom 2:6-8).
Tại sao? vì Thiên Chúa là tình yêu
và cũng là Đấng Công Chính. “Sự công chính của Thiên Chúa được mặc khải -The
justice of God is revealed (Romans 1:17). Công chính nghĩa là có công thì
thưởng, có tội thì phạt, để duy trì trật tự chung của Vương Quốc Chuá. “The
moral order of the universe”.
8- Bác ái mà thiếu công chính không
phải là bác ái chân chính. ĐGH Gioan XXIII đã nói” Justice comes before
charity”. Phải thi hành đức công chính trước, rối bác ái mơí đến sau.
Bác ái là thương người.
Nhưng ngược lai, chúng ta phải xử thế một cách công chính, mới xứng đáng được
người thương. Thương người làm bậy chỉ là sự
thương hại (compassion) một cách tiêu cực, không phải là bác ái chân chính. Sự
thương hại, hay im lặng, bao che sự sai trái, có khi khiến cho người làm việc
sai trái tưởng mình là thánh, không biết lỗi lầm để tự hoán cải, tức là gián
tiếp hại người, bỏ mặc “ khôn nhờ, dại chịu”. Vì thế, như trên đã nói “Biết mà không nói là bất nhân,
nói mà không nói hết cũng bất nghĩa”.
Bất nhân
(không thương người),
bất nghĩa (không giúp đở người) đều là lỗi đức bác ái.
Công chính tự nó có tính
cách thuyết phục, bác ái tự nó có tính cách cảm hóa. Châm ngôn của Giáo
hội Công giáo là sống đạo hạnh và thực thi đức công bằng và bác ái.
ĐGH Phao Lồ VI đã nói “If you want
peace, work for justice”. Muốn có hòa bình trong xã hội, sự bình an trong tâm
hốn, sự hanh thông trong sinh hoạt đoàn thể trước hết phải tôn trong đức công
chính. Nghĩa là phải sinh hoạt đúng theo đướng hướng phục vụ nhấn quân xã hội
hay mục đích của tổ chức, không lợi dụng tổ chức mưu cấu lợi ích cho cá nhân hay
phe phái.
Thánh Augustine cũng chủ trương
”Charity is no substitute for justice withheld”. Bác ái không thể thay thế cho
sự công chính bị tước đoạt.
Công chính là “luật lệ, bổn phận
công dân ” phải thực thi ” để duy trì trật tự của đoàn thể, của xã hội, chống
bất công , hầu tạo hạnh phúc, an vui cho thành viên, tha nhân.
Bác ái là “luân lý, đạo đức ” mà
mỗi cá nhân nên tuân thủ trong tinh thần” Lý tưởng, Bác ái và Phó thác”.
Thánh Anselm of Canterbury
(1033-1109) trong tác phẩm “Cur Deus Homo:” Tại Sao Chúa xuống thế làm người ?
De Colores
Trần XuânThời
No comments:
Post a Comment