Khái niệm về Đặc Sủng
Thánh Phêrô đã dạy “Hãy sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn
về niềm hy vọng của anh em- Be ready to give a reason for the hope that is in
you” (1 Pet 3:15). Thần học Công Giáo, (Catholic Theology) từ nguyên thủy cũng đã có ngành biện giải (apologetics)
truyền từ các Thánh Tông Đồ, các Giáo phụ qua các thời đại cho đến ngày
nay, biện minh về những ý niệm căn bản trong Tín lý Công Giáo. ĐGH Gioan Phao Lồ II qua Thông Điệp Fides et
Ratio (Đức Tin và Lý Trí ) đã lên án chủ nghĩa Vô Thần và Đức tin mà thiếu lý luận
biện minh cho đức tin của mình ( condemning both Atheism and faith unsupported
by reason ). ĐGH Gioan XXIII đã xác nhận” Trong các hoạt động nhân sinh, vâng
theo lơì Chúa là khả năng tuyệt vời của lý trí và ý chí của nhân loại- Of all human
activities, man's listening to God is the supreme act of his reasoning and
will”. Vì thế, tìm hiểu đặc sủng hình thành
các phong trào, đoàn thể trong Gíáo hội cũng là nhiệm vụ học đạo của mỗi
hội viên.
1. Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II ( 1978-2005) mở đầu phần huấn từ trong
Đại hội Thế giới của các Phong Trào Giáo hội ngày 27 tháng 5 năm 1998 bằng cách trích dẫn đoạn Thánh
Kinh trong sách Tông Đồ Công Vụ về đặc sủng mà Thiên Chúa đã đổ xuống cho các Thánh Tông Đồ.
“Khi đến ngày Ngũ Tuần,
mọi người đang tề tựu ở một nơi. Bổng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng
gió mạnh ùa vào đầy căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống
như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ
bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho – When the day of Pentecost came it found them
gathered in one place. Suddenly a sound came from heaven like the rush of a
mighty wind, and it filled all the house where they were sitting. And there appeared to them tongues as of fires,
distributed and resting on each one of them.
And they were all filled with the Holy Spirit. They began to express
themselves in foreign tongues and make bold proclamations as the Spirit prompted
them“(Acts 2: 1-4) ( John Paul II, World Congress of Ecclesial Movements, Rome May 27, 1998)
Chúa Thánh Thần hiện xuống và các Tông đồ được tràn đầy ơn thánh
trong ngày Lể Ngũ Tuần, “Đây là ngày Thiên Chúa đã tạo nên, chúng ta hãy hoan hỉ
tiếp nhận. - This is the day which the Lord has made, let us rejoice and be
glad in it” ( Ps 117:24) là ngày hình thành
Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ.
2. Đặc sủng là ơn đặc biệt (special grace/ Charisma) mà mỗi
khi cần Thiên Chúa đổ xuống để thay đổi nhân thế và lịch sử của Giáo hội. “Chính Chúa Thánh Thần làm ra tất cả những đặc
ân đó và phân chia cho mỗi người một cách, tuỳ theo ý của Người - But it is one
and the same Spirit who produces all these gifts, distributing them to each as he
wills” (1 Cir 12:11). “Chúa
Thánh Thần cũng ban đặc sủng cho nhiều Kitô hữu để họ có thể thực hiện nhiều
công tác trong công cuộc canh tân Giáo Hội - He also distributes special graces
among the faithful of every rank… He makes them fit and ready to undertake
various tasks and offices for the renewal and building up the Church ( Lumen
Gentium, n.12) như lời Chúa đã hứa: “Ta sẽ đổ Thần Khí Ta trên hết thảy người phàm.- I will pour out my
Spirit upon all flesh” ( Acts 2:17).
3. Các Phong trào, các
tổ chức của Giáo hội thể hiện sự đáp ứng của Thánh Linh đối với các thách thức
của thời đại chúng ta, là bằng chứng cụ thể của ơn Chúa Thánh Linh ban cho nhân
thế. Các tổ chức không giống nhau, nhưng tất cả đều hiệp nhất phục vụ một sứ mệnh
chung. Các tổ chức Giáo hội đóng góp đáng kể vào việc làm cho các mầu nhiệm của
Chúa Kitô hiện diện và mang công trình cứu độ của Ngài cho thế giới. Đặc điểm của các tổ chức nầy là được hình
thành nhờ đặc sủng khởi nguyên (original charism), thể hiện nguồn gốc của sức mạnh
tinh thần và sự mới mẻ của mỗi phong trào. “You, (representatives
of the movements) present here, are the
tangible proof of this “outpouring” of the Spitit. Each movement is different
from the others, but they are all united … for the same mission… The ecclesial
movements are a response of the spirit to the challenges of our time. They contribute
significantly to the work of making the mystery of Christ present and to bring
his work of salvation to the world. They are characterized by an original
charism that is the source of spiritual strength and the newness of every
movements” (Pope John Paul II)
ĐGH nhắc nhở (1) Kitô hữu phải hoan hỉ đón nhận đặc sủng mà Thiên
Chúa ban cho chúng ta một cách liên tục. Đừng quên rằng đặc sủng Chúa ban nhằm
phục vụ phúc lợi chung cho toàn thể Giáo hội. “Accept gratefully and obediently
the charisms which the Spirit never ceases to bestow on us! Do not forget that
every charism is given for the common good, that is, for the benefit of the
whole Church”; (2) Sinh hoạt trong các đoàn thể của Giáo hội là một nhu cầu thiết
yếu hiện nay. “There is great need for living Christian communities”; (3) Đức
tin phải được thể hiện qua hành động, vì đức tin mà không hành động là đức tin
chết. “ Faith without work is dead faith “; (4) Đức Tin không phải là một lời phát
biểu trừu tượng, cũng không phải là một thứ cảm tính tôn giáo mơ hồ nhưng chính
là đời sống mới trong Chúa Kitô nhờ đặc ơn của Chúa Thánh Thần
ban cho mỗi Kitô hữu. “Faith is not abstract talk, nor vague religious
sentiment, but a new life in Christ instilled by the Holy Spirit”.
4. Chúa phán: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất và Thầy những
ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên “I came to cast fire upon the earth, and
would that it were already kindled” ( Lk 12:49).. Thiên Chúa đã liên tục ban những ngọn lữa đặc sủng xuống Kitô hữu qua
các thời đại để hình thành các tổ chức phục vụ Vương Quốc Chúa ở trần gian và
cùng với các tổ chức đó “ Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng
cho mọi loài thọ tạo” “ Go into the
world and preach the gospel to the whole creation “ ( Mk 16:15) và còn Thầy thì “
Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế . “ I am with you always to the
close of the age” (Mt 28:20).
5. Hiện nay có nhiều tổ chức của Giáo hội đang hoạt động trên
toàn thế giới đế thi hành sứ mệnh đặc biệt thiết yếu mà Chúa đã uỷ thác, loan
báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo qua sinh hoạt cá nhân và sinh hoạt đoàn thể liên
quan đến các lãnh vực nhân sinh như văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục, truyền
thông, kinh tế, chính trị …..Tuy là những lãnh vực thông thường liên quan đến đời
sống hằng ngày nhưng nếu không có sự khai trí của Thầy thì “Các con không làm
gì được - Without me you can do nothing”.
Mọi tổ chức, phong trào đều được phát kiến nhờ đặc sủng của
Thiên Chúa ban cho những người sáng lập. Nói khác đi, các tổ chức đều có nguồn
gốc thần bí. Thần bí (mysticism) là chủ thuyết quan niệm nhất cử, nhất động của
thế nhân, của mọi tổ chức đều có huyền cơ.
Sự hiểu biết (knowledge) phát xuất từ ba nguồn gốc (1) Hiểu
biết trực giác: ( intuition) nghĩa là nhìn thấy, sờ thấy hay cảm thấy trực tiếp
khi sự vật tiếp cận với chúng ta qua các
giác quan như thị giác, xúc gíác, thính giác, vị giác, khứu giác… chúng ta nhận
ra ngay được đối tượng (2) Hiểu biết nhờ
suy luận: ( judgement/ reasoning) nghĩa là cần suy nghĩ mới hiểu được đối tượng
Suy luận qua hai phương cách: Suy luận quy nạp (reasoning by induction) là phương
pháp Cursillo áp dụng và suy luận diễn dịch (reasoning by deduction) ; (3) sự
hiểu biết thứ ba là sự hiểu biết không nằm trong phạm trù của Tâm lý học thực
nghiệm, của khoa học, mà do linh thông, do mặc khải ( revelation) của Thiên Chúa.
Nguồn gốc thần bí của tổ chức Giáo hội là do mặc khải của Chúa Thánh Thần. Theo
định nghĩa của Jean Gerson (1363-1429) thì Thần bí (Mysticism) là “sự thông hiểu
về Thiên Chúa đạt được nhờ tình yêu liên kết song phương giữa Thiên Chúa và
Kitô hữu - knowledge of God arrived at through the embrace of unifying love“,
hay con người cảm nghiệm được về Thiên
Chúa nhờ ơn đặc biệt của Chúa ban “ Experience of God that He bestows through a
special grace”. Vậy thì nguồn gốc của các tổ chức Giáo hội do Chúa linh thông một
cách huyền nhiệm. Nguồn gốc huyền nhiệm nầy là phần hồn làm tiêu chuẩn định hướng
(criterion) của các phong trào, tổ chức của Giáo hội. Các phong trào, dù có thể bị thử thách, phải
chứng tỏ sự trưởng thành trong sứ mệnh hiệp thông và thực thi những gì đã cam kết.
6. Khi nói đến Đặc Sủng
là nói đến: (1) Ơn đặc biệt được Thiên
Chúa ban- A gratuitous gift from God; (2)
cho một hay nhiều Kitô hữu – Granted to one or various persons (1 cor
12:7-11); (3) để thực hiện công tác có lợi
ích chung cho Giáo hội - For the good of the Church community ( 1cor 12:7); và (4)
Ơn đặc biệt nầy được Giáo hội chuẩn nhận- Recognized by the Hierarchy. (Study
of Charism/ SOC)
Năm 1922, ĐGH Pio XI đã
công nhận đặc sủng của tổ chức Công giáo Tiến Hành Catholic Action. (The
cooperation of the laity with the hierarchy of the Church
for the work of sanctifying the
world). ĐGH Phao Lồ VI đã công
nhận đặc sủng của Phong Trào Cursillo trước sự hiện diện của Cursillista tham dự
Ultreya Thế giới kỳ II tại Mexico ngày 21/5/1970. “Các con hãy nêu cao tinh thần
Cursillo! Đi khắp mọi nẻo đường trần thế,
biểu dương dấu chỉ thiêng liêng của ân sủng Cursillo với sự tự tín và tấm lòng
thanh thản. Cầu mong tình bằng hữu của các con với Chúa Kitô nở rộn trên toàn
thế giới với muôn màu muôn sắc- Keep the spirit alive, Cursillistas! Walk the paths
of the world with you the divine seal of grace on your faces with confidence
and serenity. May your friendship with Christ blossom throughout all the world
in a thousand colors.” Gần đây, ĐGH Gioan Phao Lồ II, cũng đã phê chuẩn nổ lực
Phúc Âm hoá môi trường của Phong Trào Cursillo cho đệ tam thiên niên kỷ “He ratified the area of apostolic endeavor …”Evangelize
the environments of the third Christian mellennium“.
7. Tác động của Chúa Thánh Linh trên thành viên của mỗi phong
trào khác nhau vì như trên đã nói mỗi phong trào thể hiện một đáp ứng riêng của
Chúa đối với mỗi thử thách loại biệt của thời đại. Minh chứng là như sau khi tham dự khoá
Cursillo, các Cursillista nhờ ơn Thánh Linh thay đổi nhản quan, nhìn sự việc cũ
với đôi mắt mới, thấy được Chúa Kitô trong tha nhân và tha nhân trong Chúa Kitô.
Khóa học đã giúp Cursillista (1) cảm nghiệm sâu xa được
tình yêu của Thiên Chúa “ Thiên Chúa yêu thương tôi - God loves me” ; (2) luôn gợi
lên trong tâm hồn sự khao khát làm tông đồ (an apostolic hunger… as being
baptized) như được thánh tẩy, để rao truyền tình yêu tuyệt vời của Thiên
Chúa cho hầu hết tha nhân trong môi trường
cursillista đang sinh sống, ưu tiên với những người nguội lạnh, xa Chúa ( faraway) để cho mọi người cảm nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa; (3)
giúp cursillista sống cuộc đời “ De Colores”, tràn đầy ơn phúc, và làm nhân chứng
cho Chúa qua tình bằng hữu với tha nhân trong môi trường sinh sống riêng của mỗi
ngươì.
8. Các phong trào được hình thành đặt căn bản trên sự
xác tín (1) Tình yêu là bản chất
của Thiên Chúa (Love is always the essence of God); (2) Bản chất của Giáo hội
là Chúa Kitô; (3) các phong trào là tổ chức của Giáo hội nên bản chất cũng là
Chúa Kitô; (4) Tình yêu là bản chất của Thiên Chúa, vì thế Giáo hội, các phong
trào là biểu hiện của Tình yêu; (5) Đã
là biểu hiện của Tình yêu, thì các phong trào phải thực thi chủ đích chung của các phong trào là loan báo Tin
Mừng. “Thiên Chúa trong Chúa Kitô thương yêu nhân loại. Phong trào Cursillo đang thực thi chủ trương
loan báo tinh mừng Thiên Chúa trong Chúa Kitô thương yêu nhân loại:”The purpose
of the Charism of Cursillo is directed to the PERSON , so that all women and
men of the world will know the Good News that God in Christ loves me “.
9. Phương thức loan báo tin mừng được thực hiện hữu hiệu qua
những nhóm nồng côt kết hợp bằng tình bằng hữu cho nên Cursillista phải có khả
năng hướng ngoại kết nghĩa bằng hữu với tha nhân. Trên thế gian này, không có gì
quý hoá hơn bằng hữu chân tình “ There is nothing on this earth to be prized more than true friendship
“ ( St. Thomas Aquinas). “Quen biết, kết
tình bằng hữu và đem bằng
hữu về với Chúa“; Đây cũng là phương pháp thực thi thánh ý Chúa.
“Các con phải thương yêu nhau như Thầy thương yêu các con – Love one another as
I have loved you “(Jn 13:34). Cursillista phải nhập tâm phương thức đối nhân, xử
thế nhằm tìm “Thấy Chúa Kitô trong tha nhân và tha nhân trong Chúa Kitô –
Seeing Christ in the person and the person in Christ”. “Ở điểm
nầy mọi người sẽ nhận biết anh em là
môn đệ của Thầy là anh em có
lòng yêu thương nhau- This is how all will know you for my disciples: by
your love for one another “ ( Jn 13:35). Chúa đã cảm hóa Phao Lồ bằng tình bạn. Sao Lô
nghe tiếng Chúa gọi: “Sao Lô sao con bắt bớ ta”. “Thưa Thầy, Thầy là ai ? Ta là
Giêsu, Người mà anh đang truy sát. “ Saul heard a voice telling him why do you
persecute me ? He asked who are you, Lord ? I am Jesus, the one you are
persecuting “( Acts 9:4-5 )
10. Nghiên cứu về đặc sủng của các tổ chức, các phong Trào là học hỏi về chiều sâu, về
nguồn gốc của sự hình thành của phong Trào, cũng như triết học là môn học
nghiên cứu về chiều sâu của đời sống. Chiều sâu là phần tiềm ẩn hay phần huyền nhiệm thuộc về bản chất,
là phần hồn của tổ chức. “Đặc sủng” do
Chúa Thánh Thần ban phát để thực hiện một mục đích thiêng liêng (charism has
destination), là nguyên động lực phát sinh ra tổ chức. Phần huyền nhiệm đó là
gì ? Là yếu tính (essence) của tổ chức,
là phần nồng cốt, dù tổ chức có thể thay đổi về phần cơ cấu hay nhân sự, phần yếu
tính vẫn không thay đổi. Mỗi tổ chức của Giáo hội thể hiện một mục đích riêng.
Theo Thánh Phao Lồ, Giáo hội là một thể nhân (person) thì các tổ chức của Giáo
hội là chi thể của Giáo hội. Thể nhân ắt
hẵn có phần hồn hay phần tiêu hướng (criterion) và phần xác tức là cơ cấu tổ chức
(organization) để thực thi phần ý hướng phát sinh ra tổ chức.
11. Ông Bonnin trong tài liệu “Study of charism (SOC)” đã cảnh
giác các cấp lãnh đạo Phong Trào không nên quá chú trọng đến cơ cấu tổ chức (organization)
mà sao lãng tiêu hướng (criterion) hay nguyên nhân huyền nhiệm lên khuôn cho sự
hình thành của phong trào. Yếu tính của Cursillo quan trọng hơn cơ cấu tổ chức.
“Cursillo is more important than a code of norms used to carry out the Cursillo
Movement”. Vì thế, nếu cấp lãnh đạo không
thông suốt nguồn gốc thiêng liêng của phong trào và chỉ chú trọng đến hình thức,
cơ cấu tổ chức hay lạm dụng đặc sủng như tham lam quyền hạn, tham danh vọng, cạnh
tranh, lập bè, kết phái để mong gây ảnh hưởng cá nhân trong phong trào. “Charisms
are misused: When possession of charism is taken with avid interest in
possessing them for selfish motives (pride, competition, fame “- SOC- Bonnin). Sự lạm dụng nầy sẽ phương hại đến sự hiệp nhất,
làm tiêu tán tình bằng hữu, chủ đích, yếu tính hoặc tạo rối loạn “ creating
disorder” trong phong trào! Hậu quả là mất
ơn Thánh vì Ân sủng được ban theo bản chất “Grace respects nature” nói khác đi vì
vô công nên bất thọ lộc. Bản chất con người thật không thay đổi! Hai Thánh Phêrô
và Phao lồ từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, cũng đã khuyên tín hữu “Humble
yourseves, therefore, under God’s mighty hand, that he may lift you up in due
time “(1 Peter 5:6) vì “God never puts anyone in a space too small to grow in.
Therefore, if any man turns to Christ, he is a new creature. Old things are
passed away; all new things become new “(Cor.5:17)
12. Thông Điệp “Người Tín Hữu Giáo Dân- Christifideles
Laici” đã đề cập đến hai yếu tố
tinh thần quan trọng của các tổ chức do đặc sủng mang lại: (1) Tinh thần kết hiệp thiêng liêng giữa
người và người ( spiritual affility between persons” và (2) tình bằng hữu trong
Chúa Kitô ( friendship in Christ). Hai yếu tố nầy kết thành một thứ hấp lực huyền
bí (mysterious attraction) tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hình thành và
điều hành các hiệp hội Công Giáo.
Tình bằng hữu trong Chúa Kitô là nền tảng cho mọi tổ chức trong Giáo hội
nói chung và cho phong trào Cursillo nói riêng.
Tình bằng hữu là sợi dây vô hình và thiêng liêng kết hợp người với người,
tạo nên sự gắn bó keo sơn, mang lại tình tương thân, tương ái, dĩ hoà vi quý, điều
kiện ắt có cho mọi sinh hoạt hữu hiệu của tập thể. Thiếu tình bằng hữu là thiếu
tình yêu. Thiếu tình yêu là nguyên nhân của sự phân hóa, tan rã. Thiếu tình yêu
con người sẽ cảm thấy lạc lỏng, bơ vơ giữa chợ đời đông đảo, dần dần trở thành
vô cảm, thờ ơ, lạnh nhạt, chống đối, thu mình vào vỏ sò cá nhân chủ nghĩa để tự
vệ.
13. Chủ nghĩa cá nhân đối nghịch với tinh thần đại đồng (community
minded). Các phong trào muốn được thành công phải do những Kitô hữu có tinh thần
cộng đồng kết hợp tạo thành. Sống cá
nhân chủ nghĩa là chỉ sống cho cá nhân mình, cho phe nhóm mình, không quan tâm
đến quyền lợi chung của tập thể. Cá nhân chủ nghĩa thường làm băng hoại tổ chức
vì thiếu tinh thần cộng đồng khiến cho sinh hoạt của phong trào bị ngưng trệ hoặc
mất hết ý nghĩa và tan rã. Chính sách chung
của Phong trào Cursillo toàn quốc Hoa Kỳ (US Cursillo Movement Policy) cũng cảnh
giác về sự tai hại của cá nhân chủ nghĩa. Cá nhân chủ nghĩa ngăn cản sự thăng
tiến của Phong Trào và thực sự làm cho Phong Trào tan rã. “Individualism halts
the advance of the Movement and in fact disintegrates it”. Bổn phận của
Cursillista là nên lưu ý và thông báo với Giáo quyền về các lạm dụng ân sủng để
Giáo quyền kiểm soát ân sủng, xem thử ân
sủng của phong trào có đươc xử dụng đúng mục
đích nhằm phục vụ phúc lợi chung.
“Those who have charge over the Church
should judge the genuineness and proper use of these gifts (charisms) …
to test all things and hold fast to what is good”. (1 Th 5:12, 19-21) ( LG 12)
14. Khoa Tâm lý học ngày nay cũng chứng minh được rằng những
người có
tâm hồn cao thượng, ưu tư cho nhân thế, có lòng bác ái, quan tâm đến tha
nhân, cầu nguyện cho mình và cho người
khác thường được sống hạnh phúc,
hồn lành trong xác mạnh (mens sana in corpore sano). Ngược lại những người sống ích kỷ, cá nhân chủ
nghĩa thường mắc các chứng bệnh rối loạn tâm thần. Cả hai trường hợp đều thể hiện ảnh hưởng của
tâm lý lên sinh lý hay ảnh hưởng của tinh thần lên thể xác (psychosomatic). Tình trạng ấu trỉ là một thử thách trong một số
tổ chức. Giáo hội vẫn mong mỏi các
tổ chức đạt được những kết quả trưởng thành về tinh thần thông hiệp và hành động
dấn thân. “The Church expects from you the “mature” fruits of communion and commitment”
15. Phong trào Cursillo không phải được hình thành để giúp
cho người giáo hữu được giỏi dang hơn, tốt lành hơn, nhưng mục đích của
Cursillo là giúp người giáo hữu trở thành người Công giáo đích thực L be a Christian: Nghĩa là sống trong ơn phúc, kết hiệp với Thiên
Chúa và giúp đở người khác kết hiệp với Thiên Chúa qua các dấu chỉ (1) cố gắng hoán cải liên tục; (2) sống với
tâm trạng khao khát được kết hiệp với
Chúa để trở thành chi thể sống động
trong Nhiêm Thể Chúa Giêsu
như Thánh Phao Lồ xác quyết “Không phải tôi sống mà chính Chúa
đang sống trong tôi”; (3) hằng mong muốn được Chúa thương yêu, sống để phụng sự Thiên Chúa ở
đời này và ngày sau được sống vinh phúc với Thiên Chúa trên Thiên Đàng.
16. Phong trào Cursillo chú tâm đến tầm quan trọng của Phép Rửa
Tội và tình bằng hữu. Bởi Phép Rửa Tội, Kitô hữu ( 1)
trở nên con cái của Thiên Chúa
(2) là Tư Tế, Rao Giảng và Vương Giả (3) xây đựng
tình bằng hữu vì tình bằng hữu là
hơi thở của sự sống.“Cursillo is to give importance to Baptism and
friendship. Because it is by our Baptism
that: (1) We are sons and daughters of God (2) We are Priest, Prophets and
Kings (3) We seek friendship, which is the breath of life.” (SOC)
17. Muốn đạt đến mực tiêu, Phong trào Cursillo áp dụng phương
pháp 3 giai đoạn:
(1) Tiền Cursillo: Làm
dậy men môi trường bằng tình bằng hữu “to leaven the environments by means of
friendship” là hướng tiến của phong trào.
(a) Bạn là gì ? Bạn thường là người khoan dung, biết ta tất cả
nhưng vẫn thích ta. Với tình bạn chân
thành, chúng ta có thể dễ dàng cảm hoá tha nhân, giúp ta phúc âm hóa môi trường
và hướng dẫn tha nhân về với Chúa. “making friends, be friends and making those
friends, friends of Christ”.
(b) Sứ điệp của Chúa rất minh bạch là muốn Phúc Âm hóa môi
trường, Kitô hữu phải nhập cuộc với môi trường. Chúa xuống thế làm người, hòa mình với
nhân thế, chia sẻ giáo huấn của Thiên Chúa với các tông đồ và với nhân thế tình nguyện theo Chúa
nghe giảng dạy.
(c) Công tác tuyển chọn môi trường và chuẩn bị ứng viên là phần
hành của Tiền cursillo. Muốn có một vụ
mùa phong phú cần phải chuẩn bị đất đai và lựa giống tốt. Tuyển chọn môi trường và ứng viên từ môi trường
bằng cách nghiên cứu và cầu nguyện. Tuyển chọn ứng viên, trước hết phải làm bạn
với ứng viên vì với tình bạn, tha nhân không còn do dự. Chúa Giêsu mời Philip theo Chúa. Philip thông
báo và mời Nathanael cùng đi gặp Chúa. Vì Philip là bạn nên Nathanael không ngần
ngại và chấp nhận lời mời
của Philip. Nhờ tình bạn mà Philip hướng dẫn được Nathanael
đến với Chúa.
(d) Chọn những người có “ảnh hưởng” trong môi trường,
nghĩa là những người có khả năng thông đạt những gì mình hiểu biết
cho người khác, bản tính năng động , thích bạn bè, thích sinh hoạt, có khả
năng ảnh hưởng đến người khác thì sau
khi dự Khoá huấn luyện mới có thể hoà
mình với tha nhân để hữu hiệu hóa
công tác Phúc Âm hoá” môi trường.
“ Upon selecting individuals…it must be taken into account that a person …be
suitable for communicating it to others” nghĩa là nên chọn những người có tiềm năng
trở thành tông đồ. Ngược lại nếu chọn những
ngươì không thích sinh hoạt tập thể, sau khi được huấn luyện, họ có thể không
thích giao tiếp, hội họp hoặc trở thành những thành viên giử cửa ( gate keeper)
hay không muốn thu nhận những thành viên
mới vào phong trào.
(2) Khóa Ba Ngày: “Hãy đến và xem tận mắt”. Một điều quan trọng mà chúng ta thường không để
ý là chỉ khi nào chúng ta gặp gở được Thiên Chúa, chúng ta mới thông hiểu được
chính mình ”No man or woman knows himself or herself until they have
encountered God “. Trong thời gian dự
khóa, Kitô hữu sống và chia sẻ những tín lý căn bản để trở thành tông đồ. Ứng
viên (a) Sống với Chúa bằng cách cầu
nguyện, (b) với Giáo hội bằng cách trở thành người lãnh đạo và (c) với
thế giới bằng
tinh thần Cursillista. Khóa Cursillo là
một lời mời gọi hãy tự đến và thấy “
Come and see for yourself”. Nhờ sự
tác động của Chúa Thánh Thần, cursillista thấy được sự cải hóa trong tâm hồn qua ba cuộc gặp gở: Gặp gở
chính minh, gặp gở Thiên Chúa và gặp gở tha nhân, và hiểu rõ thêm về nhiệm vụ căn
bản của cursillista là mang Chúa đến với môi trường bằng chứng tá của một đời sống
thánh thiện.
Khóa Ba ngày gồm các bài nói chuyện của Linh mục và của giáo
hữu. Các bài Rollo do quý LM Linh hướng trình bày nhằm khơi dậy lòng khao khát
sống trong ơn phúc. Các bài Rollo do Giáo hữu trình bày giúp ứng viên hiểu được
vai trò làm nhân chứng trong các môi trường của ứng viên đang sinh sống. Khóa học diễn tiến qua ba phần: (a) Ứng viên
được hướng dẫn tìm hiều chính mình, giúp ứng viên biết ưu và khuyết điểm trong đời
sống đạo của mình. Từ đó ứng viên có thể
biết khả năng của mình và đường nào phải đi. (b) Khóa học gợi lên cho ứng viên con
đường xa lìa đời sống nguội lạnh và tiến đến đời sống kết hiệp với Chúa Kitô.
(c) Gợi cho ứng viên sự khả thể đạt đến đời sống kết hiệp với Chúa và tha nhân
trong môi trường sinh sống bằng cách làm chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa.
Ứng viên trong suốt khoá học được Chúa Thánh Thần đánh động mỗi người môt cách khác
nhau qua các bài nguyện gẫm, hưởng Bí Tích Thánh Thể, cầu nguyện, chia sẽ với niềm
vui tươi trong tình bằng hữu.
(3) Hậu Cursillo: Thánh
Phao Lồ trong thư gởi tín hữu thành La Mã đã viết:”Mỗi khi cầu nguyện, tôi hằng
xin Chúa cho tôi có ngày nào được dịp tốt đến thăm anh em. Thật vậy, tôi rất ước
ao được gặp anh em, để mong chia sẻ với anh em phần nào sức mạnh được mang lại
do Đức tin hổ tương giữa chúng ta - For I
long to see you , that I may be mutually encouraged by one another’s faith, yours and mine” ( Rom
1: 11-12).
Với tinh thần hiệp nhất trong ngày thứ tư, sau khi xuống núi,
cursillista cần duy trì ngọn nến cursillo được thắp sáng như thấy Chúa hằng ngày
và chia sẻ với anh chị em Tin Mừng, cảm nghiệm sống đạo trong ơn phúc. Với tâm
tình của Thánh Phao Lồ, cursillista mong mỏi được hội họp với quý anh chị
cursillista khác hằng tuần, hằng tháng, hằng năm qua các buổi hội nhóm và đại hội
Utreya để sống ngày thứ tư trong ơn phúc
của Chúa.
Hội nhóm và Ultreya là phương tiện gặp gở để sống lại cảm
nghiệm trong Khoá Ba Ngày mà curillista đã gặp gở và bàn thảo trong các Decuria. “Ở đâu có hai hay ba người họp lại nhân danh
Thầy, thì có Thầy ở giữa họ - Where two or three are gathered together in my name,
there am I in their midst” ( Mt 18.20). Hội
họp nhằm thăng tiến tình bằng hữu và chia sẽ kinh nghiệm sống đạo trên hai bình
diện cá nhân và cộng đồng.
(a) Cá nhân: Hội Nhóm là nơi cursillista
thích gặp gở bạn hiền, những người tâm đầu ý hiệp, thổ lộ tâm tình “cá nhân” (personal)
trong tinh thần thông cảm “Một con ngựa đau, cả
tàu không ăn cỏ “ If one member suffers,
all suffer with it and if one member has joy, all enjoy in it “ ( 1 cor 12:26).
(b) Cộng đồng: Ultreya là nơi cursillista
nên tham gia trong tinh thần “cộng đồng”(social) để thi hành sứ mệnh chia sẻ kinh nghiệm sùng đạo, học
đạo và hành đạo như ngày xưa các Thánh Tông Đồ tề tựu để mừng Chúa Thánh Thần
hiện xuống. “Mọi người đang tề tựu một
nơi - They were all gathered in one place” (Acts 2:1). Trong
lần tụ hội nầy nhân lễ Ngũ Tuần ( Pentecost), Chúa đã đổ đặc ân xuống trên các Thánh Tông Đồ “ They were all filled with
the Holy Spirit “ ( Acts 2:2-3). Các Thánh Tông đồ được can trường, sáng suốt,
đảm nhận lệnh truyền lên đường, xông pha trận mạc, để thi hành sứ mệnh rao giảng
Tin Mừng cho muôn dân thiên hạ.
Chúa truyền lệnh cho các Thánh Tông đồ trong buổi Tiệc ly “ Các con không chọn Thầy,
nhưng Thầy đã chọn các con; và Thầy truyền các con đi để mang về hoa trái, những hoa trái không bao
giờ hư nát” (Jn 15:16).” You did not choose me, no, I chose you, and I
commissioned you to go out and bear fruit, fruit that will last”. “ Các con hãy
đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo- Go into all
the world and preach the Gospel to the
whole creation” ( Mk 16:15)
Hầu hết các Tông Đồ nhận lệnh lên đường đã hy sinh tánh mạng
vì Chánh Giáo, nhưng cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn. Cursillista và Kitô hữu trên
toàn thế giới hằng hằng, lớp lớp, đang nối nghiệp các Thánh Tông Đồ thi hành sứ
mệnh cho đến khi muôn dân thiên hạ trở về với Thiên Chúa.
18. Như lời Thánh Phêrô thượng dẫn “Hãy sẵn sàng trả lời cho
bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em”. (a) Chúng ta cố gắng tìm hiểu mọi khía cạnh của đời sống đạo,
trang bị cho mình và chia sẻ với bằng hữu những kiến thức căn bản để sẵn sàng
biện giải cho đức tin của mình, cho phương pháp sùng đạo (nên thánh), học đạo (đào luyện) và hành đạo ( truyền giáo ) trong đời sống hằng
ngày, (b) Chúng ta đang kết chặt thân tình và kết tinh chí hướng với tha nhân,
trở nên bằng hữu thân tình, thương mến nhau như lời Chúa dạy “Các con phải thương
yêu lẫn nhau như Thầy thương yêu các con” bằng lời nói và hành động, cả tinh thần
lẫn vật chất: Về phần tinh thần thiêng liêng bằng lời cầu nguyện, làm Palanca mỗi
ngày cho nhau. Về tình cảm, giúp đở, an ủi,
cư xử với nhau trong mối thân
tình, mỗi khi gặp nhau, tay bắt mặt mừng, chia vui, sẻ buồn và giúp đở nhau khi cần về phương diện vật chất. Nghĩa
là không phải giao tiếp bằng đầu môi, chóp lưỡi mà bằng hành động chân tình “Dear
children, let us not love with words or tongue but with action and in truth” (
John 3:18).
19. Ân sủng
Cursillo là DeColores, là sống trong ơn phúc, là cùng nhau thăng tiến (Ultreya).
Chúng ta đang giả từ “Tự cao, tự đại, tự mãn”. Não trạng tự cao, tự đại, khiến con người thích
cạnh tranh (competition) dùng mọi cơ mưu để tranh phần thắng, là dấu chỉ của sự
lạm dụng đặc sủng của phong trào (misuse of the Cursillo charism- SOC). Tại sao
con người thích quyền lực? Hãy nghe Charlie Chaplin nhận xét: “Chỉ vì muốn làm điều gì đó Ác hại mà bạn mới cần
đến Quyền lực, chứ còn không thì Tình Yêu đã là đủ để thu xếp được mọi chuyện - You need Power
only when you want to do something Harmful. Otherwise, Love is Enough to get everything done “(Charlie
Chaplin, 1889-1977).
Do đó thái độ ắt có trong phong trào cần được
nuôi dưởng là thái độ hợp tác (cooperation).
Tinh thần hợp tác
tự nó có tính cách cảm hoá, thuyết phục, xây dựng tình bằng hữu bền vững, làm nền tảng cho mọi sinh hoạt hữu hiệu
trong Phong trào.
Não trạng cạnh tranh “tôi hơn, anh thua,
tôi đúng, anh sai, hàng tôi tốt, hàng anh xấu” thường dùng trong thương mãi để
kiếm lợi nhuận, không thích hợp với đoàn thể đạo đức. Sự cạnh tranh bất chính (unjust competition) có
tác dụng huỷ diệt tình bằng hữu và sinh ra tranh chấp, gây phiền nhiễu (
creating disorder) cho sinh hoạt của các
phong trào.
Chúng ta không đọc
tài liệu của các phong trào như đọc báo để biết tin tức (information) nhưng đọc
để làm hành trang tự đào luyện cá nhân mình (formation) và chia sẻ cảm nghiệm về cả hai khía cạnh hanh thông lẫn trở ngại, để
bồi ưu bổ khuyết, với quý anh chị khác
trong phong trào. ”Học thầy không tầy học
bạn”.
Sau khi đọc xong, có lẽ chúng ta sẽ quên như lời của Edouard Herriot . “La cultrure c’est ce qui reste dans l’esprit quand
on a tout oublié”. Văn hoá là những
gì còn lại sau khi đã quên hết.
Thử xét về phương diện tâm lý, kiến
thức là thực phẩm của tinh thần, chỉ thẩm thấu phần bổ dưởng vào cơ thể qua chu
kỳ ba giai đoạn từ nhớ sang quên hay từ ý thức (conscious) qua tiềm thức (subconscious)
và sau đó chuyển vào vô thức (unconscious).Trí tuệ (a) thu nhận kiến thức, (b) tinh luyện suy luận và
(c) phát triển sáng tạo. Đây cũng là tiến trình của công tác giáo dục.
Kiến thức được thu nhận, tinh luyện
và dồn dần vào tiềm thức rồi vào vô thức hay nhập tâm. Dù không còn nhớ rõ như phần ý thức, nhưng phần vô thức sẽ là nguồn cội, nguyên
động lực, từng bước từng âm thầm, thúc đẩy
và điều khiển hành vi của mỗi người, phản
ảnh qua tư tưởng, thái độ và phong cách
xử thế hằng ngày. Không học Kinh Thánh
thì không hiểu biết gì về Thiên Chúa “ Ignorance of Scripture is ignorance of
Christ” ( St. Jerome AD 400) và khi đã học
và nhập tâm thì mỗi Kitô hữu sẽ là “ một cuốn Thánk Kinh sẽ có người đọc”.Khi
đó không phải tôi sống, nhưng chính Chúa đang sống trong tôi. “I no longer live but Christ lives in me... I
live by faith in the Son of God, who loved me and gave himself for me“(Galatians
2:20).
Với ơn
Chúa, chúng ta cùng nhau có thể thay đổi bộ mặt của môi trường nơi chúng ta đang
sống.
“Lord,
send forth your Spirit and you shall renew the face of the earth”
De Colores
Trần Xuân Thời
Một bài viết hay
ReplyDeleteCảm ơn bạn đã chia sẻ
------------------------------------
Ms Nga - Kinh Doanh - SacoJet.vn
0938 172 672 - 090 262 1479 – 1900 63 6479
Chuyên Đặt vé máy bay VietJet từ Đà Nẵng đi Sài Gòn Uy Tín tại SacoJet
Website đặt vé trực tuyến: www.SacoJet.vn