Luận về
Phong Trào Cursillo
I – Hình Thành và Phát triển
1.1. Quan niệm nhập thế của Giáo hội
Năm 1891 ĐGH Lêo Thứ XIII (1878-1903) ban hành Thông điệp Rerum Novarum (Tân Sự) thể hiện quan niệm của Giaó hội đối với các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, còn được gọi là Học Thuyết Xã hội Công Giaó. Để thực hiện chủ đích nầy Giaó hội đã thành lập một mạng lưới truyền giáo gồm các đoàn thể hoạt động trong các lãnh vực văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị …do quý vị linh mục và tu sĩ điều khiển mệnh danh là các tổ chức Công Giaó Tiến Hành. Các Đức Giaó Hoàng Piô X (1903-1914) và XI (1922-1939) được mệnh danh là Giáo Hoàng Công Giáo Tiến Hành, tiếp tục quảng bá công trình của ĐGH Lêo XIII. Các tổ chức Công giáo tiến hành hoạt động mạnh mẽ trong các giáo xứ trên toàn thế giới. Danh xưng Công Giaó Tiến Hành (Catholic Action) ngụ ý “ Tín hữu tham gia vào công tác tông đồ của Giáo hội dưới sự điều khiển của quý vị Linh mục và tu sĩ các cấp, theo như quan niệm của ĐGH Pio XI năm 1922 qua Thông Điệp Ubi Arcano Dei. “ The participation of the laity in the apostolate of the Church’s hierarchy”. Nhiệm vụ của giaó dân, những người tín hữu không có chức Thánh, chỉ là phần nối dài sứ mệnh của quý vị Linh Mục. (Lay person as a simple extension of priest- he has not received the “ laying of hands”, an act of “ordination “ or sacrament of Holy Orders)
1.2.Quan niệm Thần học về vị trí của Giaó hữu
Đến sau năm 1950, danh xưng CGTH được đổi thành Tông đồ Giáo dân “ Lay Apostolate” và danh xưng này đã được Công Đồng Vatican II ( 1962-1965) chuẩn nhận. Căn bản thần học về vị trí của giaó dân trong Giáo hội cũng được minh định qua ba văn kiện: Lumen Gentium, 1964, (Ánh Sáng Muôn Dân); Degree on the Apostolate of Laity, 1965, ( Sắc lệnh về Tông Đồ Giáo Dân) và Christifideles Laici (Người Tín Hữu Giáo Dân). Theo tinh thần các văn kiện nầy, (1) giáo dân không còn được quan niệm là phần nối dài của qúy vị Linh mục mà bởi Bí tích Rửa tội và Thêm sức, Chúa Giêsu đã ủy thác trực tiếp cho người tín hữu sứ mệnh Tông đồ và (2) chủ trương Cursillo là phong traò phát xuất tự giáo dân. Hai đặc điểm nầy thể hiện được đặc tính của PT Cursillo so với các đoàn thể Công giáo Tiến Hành. “The Cursillo Movement saw the layman’s role differently. It saw the layman as receiving his mandate to be an apostle not from the bishop, but from Christ himself, through the sacraments of Baptism and Confirmation, in union with the Mystical Body” (Msgr Lackner. Theology of the Laity in the Cursillo Movement)
1.3.Vai trò của Công Giaó Tiến Hành
Tại Tây Ban Nha, trước khi PT Cursillo xuất hiện, các đoàn thể Công Giaó Tiến Hành (CGTH) đã hoạt động tích cực từ năm 1920. Năm 1932 các đoàn thể CGTH đã hoạch định một cuộc hành hương đến phần mộ của Thánh Gia Cô Bê (St. James, một trong 12 Thánh Tông đồ của Chúa Giêsu) tại Santiago de Compostella, nhưng vì cuộc nội chiến xảy ra từ năm 1936 đến 1939 và sau đó là Đệ Nhị Thế Chiến 1939-1945, cho nên cuộc hành hương được hoãn lại đến tháng 4 năm 1948. Cuộc nội chiến đã gây tác hại đến Giáo hội Tây Ban Nha, khoảng 7 ngàn giáo sĩ, tu sĩ nam nữ và chủng sinh thiệt mạng trong đó có 5,255 Linh Mục và 12 Giám Mục. Cuộc chiến đã đưa Tây Ban Nha vào tình trạng nghèo đói, lạc hậu, đạo đức suy đồi. (Fr. Ivan Rodloff: Origin & Development of Cursillo)
Sau khi cuộc nội chiến chấm dứt, chế độ Franco toàn thắng, đã phát động chiến dịch đoàn kết và xây dựng quốc gia. Thanh niên thuộc các hiệp hội CGTH đã họp đại hội vào tháng 10 năm 1940 tiến hành công tác tổ chức Hành Hương về đền Thánh Gia Cô Bê. Thần học về cuộc hành hương đã được minh xác: “ Cùng nhau tham dự hành hương là đến với Đức Chúa Cha qua Chúa Giêsu với sự trợ lực của Chúa Thánh Thần, Đức Mẹ Maria và các Thánh”. Để bảo đảm sự thành công trong cuộc hành hương, các hiệp hội CGTH đã nổ lực cải tiến sinh hoạt từ năm 1941 từ cấp Giáo xứ đến Giaó phận thành từng toán từ 5 đến 9 đoàn viên, hội họp thường xuyên để chia sẻ về “ Sùng đạo, học đạo và truyền đạo” ( piety, study and apostolate). Các cấp trưởng có nhiệm vụ huấn luyện đoàn viên qua các lớp học ngắn ( cursillo). Từ năm 1942 đến 1948 có 6 khóa huấn luyện tại Giaó phận Mallorca. Ban đầu các khoá kéo dài từ 6 đến 7 ngaỳ, sau đó giảm xuống còn 3 hay 4 ngaỳ. Các cấp trưởng được huấn luyện và được gởi đi tổ chức các khóa trên toàn quốc.
1.4.Xuất xứ của PT Cursillo
Các khóa học ngắn (cursillos for Pilgrim Scouts) cho những Thủ Lãnh Hành Hương để chuẩn bị cho cuộc Hành Hương vĩ đại trên 70 ngàn người tham dự vào tháng 4 năm 1948 do Công Giaó Tiến Hành tổ chức đã dọn đường cho sự hình thành Phong trào Cursillo. Có một số ý kiến khác nhau về ngày chính thức thành lập PT Cursillo, nhưng chúng ta có thể lưu ý đến ý kiến của ông Eduardo Bonnin, trước đó đã tham dự khoá 2, là Chủ tịch Hội đồng Thanh niên Công giáo Tiến Hành, Trưởng khoá và Linh Mục Juan Capo, Linh hướng khóa học thứ 7 được tổ chức vaò cuối tuần từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 1 năm 1949 tại Tu Viện San Honorato. Khoá 7 nầy đã được xác nhận là Khóa Cursillso đầu tiên của PT Cursillo. Các khoá học về Kitô giaó đã được tổ chức tại nhiều Giáo phận tạo thành một phong trào đào luyện về Kitô Giáo “Cursillo De Cristiandad” hay Hội học về Kitô Giaó / PT Cursillo.
ĐGH Phao Lồ VI (1963-1978) được mệnh danh là Đức Giáo hoàng Cursillo, trong buổi tiếp kiến các Đại diện PT Cursillo tại Roma năm 1966, đã tuyên dương Thánh Phao Lồ làm quan thầy PT Cursillo toàn thế giới và công nhận PT Cursillo là một tổ chức của Giáo hội.
1.5.Phát triển của Phong traò
Phong traò Cursillo đã phát triển qua các quốc gia trên thế giới. Tại Hoa Kỳ khóa Cursillo đầu tiên được tổ chức tại Waco, TX năm 1957, sau đó lan rộng ra nhiều tiểu bang. Phong trào hiện nay có cơ cấu tổ chức cấp quốc gia và quốc tế. Phong traò Cursillo là một thành viên của Tổ chức Công giáo Quốc Tế thuộc Hội Đồng Toà Thánh về Giáo Dân ở Roma. Trong Đại hội Cursillo ngày 28 tháng 5 năm 1966 tại Roma, ĐGH Phao Lồ VI đã khích lệ Phong traò: “ Phong trào Cursillo, đó chính là từ ngữ, nhờ được thanh luyện bằng kinh nghiệm, nhờ uy tín do thành quả đạt được, mà ngày nay với tư cách như một công dân quốc tế, đã có thể tự do luân lưu qua các nẻo đường trong cộng đồng thế giới ….Phong traò Cursillo, Chúa Kitô, Giaó hội, và Giaó Hoàng, tin tưởng nơi các con”.
II- Ý hướng, Bản chất, Mục đích
2.1. Ý hướng
“ Tư tưởng lên khuôn cho hành động”. Lm Frank Salmani đã tóm lược 4 khiá cạnh chính của ý hướng Cursillo (a) Nhân thế khao khát được sống hạnh phúc (b) Hiện trạng xã hội cho thấy cho thấy nhân loại đang phấn đấu tìm kiếm hạnh phúc (c) Muốn đạt được hạnh phúc chân chính cần phải hoán cải nội tâm (d) Nhiệm vụ Phúc âm hoá xã hội phải được tực hiện trong ý thức cộng đồng và tinh thần hợp nhất. Ý niệm căn bản (concept) để hình thành phong traò phát xuất từ công tác nghiên cứu môi trường theo phương pháp quy nạp (reason by induction). Càng nghiên cứu môi trường kỹ lưỡng bao nhiêu thì công tác phúc âm hóa hay cải đổi môi trường theo tinh thần Kitô giaó càng dễ thành công bấy nhiêu vì :
(1) Thế giới đang hổn loạn, giaó dân không sống theo tinh thần Kitô giaó.
(2) ĐGH Pio XII (1939-1958) kêu gọi một sự canh tân xã hội tự căn bản “ a radical renewal” và là nhiệm vụ chính của mỗi giáo hữu “ The consecration of the world depends on the laypersons” ( Pope Pio XII).
(3) Phong traò Cursillo kêu gọi tín hữu Cursillista dấn thân và cam kết chấp nhận vai trò tông đồ giáo dân như là công tác chính “ a primary apostolate” nhằm công bố tín lý tuyệt diệu nhất là Thiên Chúa, trong Chuá Giêsu, yêu thương chúng ta và tình yêu nầy được truyền đạt hữu hiệu nhất qua tình bằng hữu với khả năng xác tín, cương quyết và chung thủy, không những qua hành động mà còn qua phản ứng của mỗi ngươì, vì:
(4) Nhân cách của tín hữu quan trọng hơn chức vụ hay việc làm.
(5) Nhân loại không thay đổi, Chúa và ơn sủng của Ngài là điều duy nhất có thể làm cho cuộc sống có ý nghĩa.
2.2.Bản chất:
Cursillo là một tổ chức của Giáo hội, dĩ nhiên Phong trào thể hiện một số đặc tính của Giáo hội. Phong traò kêu gọi sống căn bản tức là “sống trong Nhiệm thể Chúa Giêsu”.
2.2.1 Phong traò Cursillo là một chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô vì Giáo hội là Nhiệm Thể Chúa Kitô, với các đặc tính: (a) Duy nhất (Oneness) vì Nhiệm thể Chúa (Mystical Body) là huyết mạch (life-blood) của Phong traò; (b) Thánh thiện (Holy), vì chúng ta sống liên kết cá nhân với Chúa; (c) Công giaó (Catholic), Phong traò sinh hoạt phổ quát, chung cho mọi người, chúng ta sống trong tinh thần cộng đồng với các chi thể khác trong nhiệm thể. Sống như vậy tức là sống căn bản để trở thành người Công giáo đích thực. Sống căn bản cũng là “công thức-formula” của khoá Ba Ngày.
2.2.2 Phong trào là chi thể của Chúa. Bản chất của Chúa là “ Tình yêu”(love) vì thế bản chất của phong trào cũng là tình yêu. “Thầy ban cho các con một giới răn mới: Hãy yêu thương tha nhân như Thầy yêu thương các con- A new commandment I give unto you: Love one another as I have loved you”. ( Jn 13:34).
2.2.3 Phong traò được hình thành nhờ Đặc sủng (charism) của Chúa ban để Giáo hội có thể đáp ứng với các biến chuyển của thời đại. Cursillo là một Phong traò do Chúa ban cho Giaó hội. Thực chất của Đặc sủng là: (a) Ơn phúc đặc biệt gồm nhiều thể loại mà Chúa ban cho (b) một ngươì hay nhiều ngươì thích hợp (charism is a gift granted to “one” or “some” in particular) để (c) thăng tiến lợi ích chung,“for the good of all” (1 Cor 12:7).(3), (d) Được Giáo quyền công nhận ( recognized by the Hierarchy) (Study of Charism, Ed. Bonnin)
Một số Sáng Lập Viên Phong traò đã được Chúa ban đặc sủng để thành lập Phong trào, hầu giúp những người sống xa Chúa (far away) tìm được nguồn hạnh phúc tâm linh bằng cách sống căn bản để trở thành người Kitô hữu đích thực.
2.3.Mục đích:
Cursillo là một phong trào phát xuất từ giáo dân và được trở thành tổ chức của Giáo hội, bằng một phương pháp riêng, có thể giúp con người
2.3.1 Khám phá và chu toàn ơn gọi (vocation) sống căn bản để trở nên những Kitô hữu đích thực, và giúp nhau sống lý tưởng đó qua ba cuộc gặp gở: Gặp gở với chính mình, với Chúa và tha nhân;
2.3.2 Thúc đẩy việc hình thành những nhóm Kitô hữu nồng cốt,( vertebra), giúp họ trở thành những người lãnh đạo, thể hiện tin mừng một cách tự nhiên, nhờ đó mọi hành động sẽ có tác dụng truyền giáo, để làm dậy men môi trường của họ theo tinh thần Phúc Âm ( FI.111).
2.3.3 Sống căn bản là sống trong ơn phúc (a) kết hiệp với Thiên Chúa trong Chúa Kitô, (b) giúp người khác cùng kết hiệp với Thiên Chúa, nghĩa là sống với sự thực: Thiên Chúa, hiện diện trong Chúa Kitô, trong Giaó hội, yêu thương nhân loại; và với thực tại của đời sống: Thiên Chúa yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban con một của ngươì. Sự hiệp thông vơí Thiên Chúa được khởi sự trong phép Rửa Tội, nhờ ba cuộc gặp gở với chính mình, với Chúa và với tha nhân.
III- Sách lược
3.1. Nhận diện vấn đề
Để biến đổi một xã hội đã từ bỏ Kitô giáo thành môt xã hội sống Kitô giáo tích cực, sách lược của Phong traò là phương cách áp dụng để giải quyết có kết quả một vấn nạn. (Leaders’ Manual)
3.1.1 Vấn nạn đương thời là tại sao người ta xa lìa Thiên Chúa? Có phải : (1) vì luật lệ quá nặng nề hay (2) vì con người không còn hiểu về tín lý đích thực nữa.
3.1.2 Phong trào chọn vấn nạn thứ 2 và khám phá ra một hình thức mới để rao truyền tín lý bằng cách trình bày một tổng hợp về Kitô giáo đích thực, những chân lý căn bản nhất về Thiên Chúa. ( FI. 23).
3.1.3 Phong traò thay vì tạo thêm nhiều cơ cấu có tinh thần Kitô giaó; biến đổi những cơ cấu sẵn có; biến đổi cá nhân; thì phong traò chọn phương án phúc âm hóa những người có khả năng lãnh đạo trong các môi trường để tạo nên những cán bộ nòng cốt cho Giáo hội bằng cách tìm kiếm và huấn luyện: (1) những chiến sĩ Phúc Âm có tiềm năng; (2) hướng dẫn họ tự hoán cải để trở thành Kitô hữu đích thực; (3) thúc đẩy họ đảm nhận sứ mệnh Phúc Âm hoá thế giới. "The purpose of Cursillo entails three main tasks: Searching out potential evangelizers, leading them to become converted themselves, and energizing them for the task of evangelizing the world".( FI. 453).
3.2. Tuyển chọn ứng viên
Nhận thức được rằng sống trong môi trường, tín hữu chịu ảnh hưởng của môi trường qua tiến trình xã hội hóa (socialization/ peer influence), Kitô hữu phải kết hiệp với Thiên Chúa, sống trong Chúa Kitô, “ Không có Thầy, các con không làm gì được” mới thực sự là người Kitô hữu đích thực, là người lãnh đạo, là tông đồ, là thành phần nồng cốt để xây dựng vương quốc của Chúa ở trần gian.
Vì vậy, muốn thực thi sứ mệnh tuyển chọn những thành phần nồng cốt một cách toàn vẹn, người Cursillìsta trước hết phải :
<!--[if !supportLists]-->(1) <!--[endif]-->Cầu nguyện, hãm mình, làm việc thiện (palanca)’
" Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ được mở”
3.2.1 Khám phá những người nòng cốt.
3.2.2 Tiếp sức cho ứng viên bằng cách gởi đi dự khoá Tỉnh huấn.
3.3. Huấn luyện
Khóa Cursillo được thiết kế như một phương thức trực tiếp để hoán cải tâm linh (kerygmatic approach) các khoá sinh từ vị thế sống đạo xa lìa, lạnh nhạt vơí Thiên Chúa đến vị thế sống đạo tích cực và nồng nhiệt và nhìn trần thế vơí một nhãn quan mới mẻ khác với những gì họ đã nhìn. “ It is the way for seeing the same old things but with new eyes “ (Eduardo Bonnin)
3.3.1 Khóa học là một hình thức đặc thù và mới lạ nhất trong sứ mệnh của Giaó hội nhằm rao giảng về Thiên Chúa song hành với sứ điệp rao giảng Tin Mừng Cứu Độ ( FI. 243, 244).” The Cursillo is a specific and concrete form of the prophetic mission of the Church, along the lines of kerygma” ( Kerygma: The Church’s fundamental beliefs).
3.3.2 Nói đến khoá Cursillo là nói đến một nhóm người đến với nhau trong ba ngày để (a) Chia sẻ tình bạn; (b) Tiếp xúc cá nhân; (c) Học hỏi; (d) Cầu nguyện. Nhờ ơn sủng (grace) của Chúa Thánh Thần, khoá sinh đạt được sự hiểu biết, một niềm xác tín, một kinh nghiệm sống về những tín điều (dogma) căn bản của Kitô giáo để sống đời sống Kitô hữu đích thực. Tín lý căn bản đối với Kitô giáo là “ Kính mến Đức Chúa Trời trên hết mọi sự và yêu thương tha nhân như mình ta vậy”. Tín lý căn bản nầy bắt nguồn từ sự thật “ Thiên Chuá yêu thương chúng ta, tìm kiếm chúng ta, và chờ đợi chúng ta “.(1 Jn 4:10). “ Chúa đã yêu thương nhân loại và gởi con một của Ngài xuống thế để chuộc tội cho thiên hạ”. “ Not that we loved God but that He has first loved us, and sent his Son, a propitiation for our sins” ( 1Jn 4: 10). Nhờ ơn cứu rỗi đó mà bây giờ “không phải chúng ta sống mà chính Chúa đang sống trong chúng ta “ ( Gal:.2:20).
3.3.3 Khoá học làm khơi dậy lòng khao khát Thiên Chúa, mang lại cho khoá sinh một kinh nghiệm sống trọn vẹn: Mọi người, mọi việc, kinh nguyện, học tập, hành động, được chia sẻ trong các bữa ăn, các buổi thảo luận, trong nhà nguyện, lúc giải lao. Khi chia sẻ như vậy khoá sinh học được phương thức gặp gở chính mình, gặp gở Chúa và gặp gở tha nhân một cách trung thực, trực diện, cởi mở, thông cảm sâu xa, và vui tươi.
Tiến trình nhận ân sủng và cải hóa được khởi sự trong mỗi ngươì, (grace builds on nature) với cường độ khác nhau, mỗi ngaỳ từ vị thế naỳ qua vị thế khác để điều chỉnh đức tin bằng hai giai đoạn: Suy niệm về Giaó lý ( catechesis) : Giáo lý giải bày những tín điêù căn bản. Hoán cải (conversion): Gặp gở với Thiên Chúa là một ân sủng.
3.3.4 Khoá ba ngày là một lời công bố về Tín lý. Suy niệm về Giaó lý được hệ thống hoá một cách kỳ diệu, qua các bài chia sẻ ( Rollo). Mỗi bài chia sẻ thể hiện một sứ điệp rõ rệt về bản chất tín lý của Khoá và được trình bày một cách cụ thể, đơn giản, tự nhiên, linh động và tích cực. Toàn bộ giảng khoá được hình thành để tạo sự hoán cải (conversion). Phong traò Cursillo hiện đang thịnh hành là phương pháp giúp tín hữu cải hoá nhanh nhất “Cursillo is the shortest and most direct route for conversion” ( The Essential Principles), dựa trên sự áp dụng song hành những tín lý căn bản trong đời sống hằng ngày và học thuyết về Ơn phúc. ( Doctrine of grace).
3.4. Phân nhiệm
Sau khi ứng viên được tham dự khoá Tỉnh Huấn, chúng ta phải giúp tân Cursillista trở về sinh hoạt trong môi trường của họ như là một “tế baò năng động” đem lại sức sống mới làm dậy men môi trường.
3.5. Yểm trợ
Giai đoạn cuối là liên tục hổ trợ, liên kết tân Cursillista với những Cursillista khác qua Hội Nhóm và Liên nhóm Ultreya để chia sẻ kinh nghiệm sống đạo và công tác phúc Âm hóa môi trường.
IV. Trách nhiệm
4.1. Xét qua tiến tình hình thành, ý hướng, bản chất, mục đích và sách lược chỉ là khiá cạnh tỉnh (static) của Phong traò. Phần quan trọng là khía cạnh động (dynamic) của Phong traò. Phong trào hoạt động có hữu hiệu về cả phần tâm linh và phần đời hay không còn tùy theo sự sốt sắng và khả năng của các thành viên và cấp lãnh đạo Phong traò qua Văn phòng Điều Hành và Trường Lãnh đạo.
4.2. Văn phòng Điều hành là một nhóm thủ lãnh chịu trách nhiệm điều hành Trường Lãnh Đạo và toàn bộ phong traò, bảo đảm Trường Lãnh Đạo thực thi những gì được uỷ nhiệm trong từng giai đoạn thiết yếu của Phong Trào. Trường Lãnh Đạo là cánh tay nối dài của Văn Phòng Điều Hành, là nơi tạo cơ hội cho những Cursillista chọn PT là ơn gọi tông đồ là sứ mệnh chính yếu (primary apostolate) của mình để thăng tiến liên tục đời sống tâm linh và hiểu biết về Giáo hội và Phong traò.
4.3. Trên nguyên tắc, PT Cursillo sinh hoạt trong phạm vi Giaó phận, vì phong trào được hình thành bởi Cursillista từ nhiều Giaó Xứ. Trong thực tế các sinh hoạt Ultreya, tùy ngôn ngữ, thường được tổ chức tại các môi trường Giaó xứ thích hợp: Phần vì trước khi trở thành người lãnh đạo Cursillo trong các môi trường liên hệ, Cursillista đã là ngươì lãnh đạo của Giáo hội “Giaó hữu là Giaó hội” tại các Giáo xứ. Phần khác, những ràng buộc vô hình về văn hoá, ngôn ngữ, tập quán … cũng thuận lợi cho sự giao tế, phát triển tình bằng hữu, (friendship) một yếu tố thiết yếu trong công tác Phúc Âm hóa môi trường. Do đó ngươì Cursillista cần am tường và thăng tiến sự liên hệ thiêng liêng và mật thiết giữa các môi trường Giaó xứ và công tác tông đồ của Phong Traò.
4.4.Giáo Xứ là Gia đình của Chúa, một cộng đồng đầy tình huynh đệ chỉ có một linh hồn (Ánh Sáng Muôn Dân- Lumen Gentium) hay nói một cách khác, giaó xứ là một cộng đồng Thánh Thể, có năng cách cử hành bí tích Thánh Thể, một cộng đồng Đức Tin. Đức GH Phao Lồ VI đã tuyên bố với hành giáo phẩm ở Roma :” Ta tin tưởng cơ cấu cổ kính của giáo xứ là cộng đồng tiên khởi của dân Chúa. Chính giáo xứ đã khai trương đời sống phục vụ và tập hợp dân Chúa. Giaó xứ có bổn phận bảo tồn và nung nấu đức tin. Giáo xứ còn là trường dạy dỗ giáo lý cứu rỗi của Chúa Kitô. Giáo xứ là nơi tích cực thực thi các công tác bác ái huynh đệ”
4.5. Giáo xứ là giếng nước của thôn xóm để mọi người đến giải khát. Giáo dân là nguồn mạch làm cho giaó xứ càng ngaỳ càng thêm phong phú. Mỗi giaó dân là một hữu thể cá biệt không thay thế được. Mỗi giáo dân có sở trường, sở đoản, có nhiều khả năng về nhiều khía cạnh khác nhau. Với tinh thần xây dựng và cởi mở, chúng ta có thể giải quyết thõa đáng mọi nhu cầu chính đáng của giaó dân.
4.6.Giáo dân phải tôn trọng vị chủ chăn trong tình nghĩa phụ tử. Vị chủ chăn là nguyên lý hiển hiện và là nền móng của sự hợp nhất. Chúa phán “ Ta trao cho ngươi chìa khóa nước trời. Những gì ngươi ràng buộc dưới đất, trên trời cũng ràng buộc. Những gì ngươi tha dưới trần thế, trên trời cũng sẽ tha” ( Mt16-19,18-19). ĐGH Phao Lồ VI tuyên bố “Để xây dựng chắc chắn ngôi nhà chung, chúng ta phải khước từ óc chia rẽ, phe phái. Ngược lại, chúng ta phải tôn trọng và sẵn sàng cộng tác với nhau bằng một tâm hồn nhẫn nại, sáng suốt và sẵn sàng hy sinh”
4.7. Ngoài môi trường giáo xứ, ngươì tín hữu còn phải dấn thân vaò các môi trường xã hội ngoài giáo xứ với nổ lực “ Làm cho ý định cứu độ của Thiên Chúa ngày càng lan rộng đến tất cả mọi người, mọi nơi và mọi thời đại”( Hiến Chế Lumen Gentium). Hai sứ mệnh chính yếu của Giáo hội, cũng là sứ mệnh của mỗi Kitô hữu:
4.7.1 Thánh hóa nhân loại bằng cách đào tạo cho con người một lương tâm Công giáo đích thực để họ có thể đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần mọi môi trường cũng như mọi lãnh vực của đời sống.
4.7.2 Canh tân trật tự thế giới. Thế giới càng sống xa tinh thần Phúc Âm thì càng hổn loạn. Kitô hữu có sứ mệnh canh tân trật tự hoàn vũ hầu cải thiện đơì sống của nhân thế trong tình mến Chúa yêu ngươì. “ Giaó hội không thể tránh né sứ mệnh thường trực của mình là đem Phúc Âm đến cho hằng trăm triệu người cả nam lẫn nữ chưa nhận biết Chúa, Đấng cứu rỗi con ngươì.” Công đồng Vatican II đã khuyến khích Kitô hữu nên chu toàn công tác trần thế một cách nhiệt tình, trung tín và vâng theo tinh thần Phúc Âm”
Sứ mệnh của Kitô hữu được Thiên Chúa uỷ thác là rao truyền Phúc Âm, thánh hoá nhân loại và đào luyện cho con người có một lương tâm Công giáo đích thực để họ có thể đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần mọi người, mọi nơi và mọi thời đại. “ Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Phúc Âm” (1Cor.9:16). Rao giảng không phải chỉ là nhiệm vụ của các vị thừa sai mà còn là nhiệm vụ của mỗi giaó hữu trong năng cách” Tư tế, Rao giảng và Vương giả”. Đừng để Chúa phải nhắc nhở ” Tại sao các con đứng đây suốt ngày mà không làm gì cả”?
Đức GH Gioan Phao Lồ II đã nói “Chúa đã giao phó trọng trách thánh hoá nhân loại trên vai của mỗi Kitô hữu trong sự hiệp nhất với cộng đồng dân Chúa trên toàn thế giới.” ĐGH nhấn mạnh công tác Phúc Âm hóa môi trường không phải chỉ hạn hẹp trong phạm vi sinh hoạt hội đoàn tại các giáo xứ mà phải dấn thân vaò các công tác trần thế.
Tóm lược
Thế nhân đang đi tìm hạnh phúc đời này và đơì sau, nhưng hạnh phúc chân chính chỉ có thể được mang lại cho nhân loại khi chúng ta biết dấn thân, nhập thế, để đem tinh thần Phúc Âm vaò các sinh hoạt nhân sinh phức tạp như văn hoá, giaó dục, xã hội, kinh tế, chính trị… các lãnh vực nhân sinh của con người.
ĐGH Phao Lồ VI (1963-1978) đã vạch cho chúng ta 4 sứ mệnh chính yếu:
1.Dấn thân vaò trận đời để mở mang nước Chúa qua hình thức kết hợp thân tình với tha nhân để tìm cơ hội cải hoá tha nhân - Quen biết, trở thành bằng hữu, đem bằng hữu về với Chúa-
2.Khi dấn thân vaò trường đời như vậy, mỗi tín hữu phải tự trao dồi khả năng truyền giaó của mình bằng chứng tá của một đơì sống thánh thiện trong tinh thần Phúc Âm.
3.Chúng ta chỉ có thể cải tạo thế trần bằng cách cải tiến các sinh hoạt văn hoá, giáo dục, xã hội, kinh tế, chính trị… để thăng tiến đời sống nhân thế với tinh thần : Chính trị là để sửa trị các sinh hoạt thế trần trở nên chính trực.
4. Bằng thái độ nhập thế, người tín hữu thực thi lý tưởng của mình. Làm chứng tá của Chúa trước mọi người với một đời sống thánh thiện nhằm cải hoá nhân thế và điều hướng sinh hoạt trong các môi trường theo tinh thần Phúc Âm. Mỗi tín hữu có khả năng khám phá và hoàn tất một phần ơn cứu độ của Chúa ở trần gian nầy. Chúng ta sống theo tinh thần Phúc Âm trong mọi hoàn cảnh, phụng thờ Chúa khắp mọi nơi bằng một đời sống thánh thiện. Sống với Đức Tin mãnh liệt, Đức Cậy vững vàng, Đức Mến bao la, và một niềm xác tín vaò ngày mai sáng lạn, khi nhiệm vụ ở thế trần mãn hạn, chúng ta được aó gấm hồi hương, “ Sinh ký, tử quy” về Thiên Quốc hưởng phước đời đời sau khi sống trọn vẹn với ơn phúc của Chúa ban như lời của ĐGH Gioan XXIII ( 1958-1963) “Kitô hữu là nguồn vui cho chính mình, cho Chúa và cho nhân loại”(The Christian is a joy: A joy to yourself, to God and a joy for other people), De Colores.
Trần Xuân Thời
“Truyền nhi bất tác”
2/24/2013
No comments:
Post a Comment